phân tích ngữ pháp Tiếng Việt vs Tiếng Trung
1. Điểm giống tiếng Việt
Hãy thử phân tích ngữ pháp câu sau:
///Cloud//// ☁️☁️☁️🌤️🌨️
你 吃 飯 了嗎?
Nǐ chī fàn le ma?
Bạn ăn cơm chưa ?
我 吃 了
Wǒ chī le
Tôi ăn rồi
我 還沒 吃
Wǒ hái méi chī
Tôi vẫn chưa ăn
現在 幾 點 了?
Xiàn zài jǐ diǎn le?
Bây giờ mấy giờ rồi?
2. Điểm khác tiếng Việt
1. Ngày tháng
Đọc thời gian thì tiếng Trung nói từ LỚN tới NHỎ, còn tiếng Việt thì ngược lại là từ NHỎ tới LỚN. Ví dụ:
2019年08月08日 (2019 niên 08 nguyệt 08 nhật)
Năm 2019 tháng 08 ngày 08.
Ngày 08 tháng 08 năm 2019 (tiếng Việt)
2. Địa chỉ
Đọc địa chỉ thì tiếng Trung nói từ LỚN tới NHỎ, còn tiếng Việt thì ngược lại là từ NHỎ tới LỚN. Ví dụ:
越南河內市朔山縣明智鄉務本村駱龍君路09號(Việt Nam, Hà Nội thị, Sóc Sơn huyện, Minh Trí xã, Vụ Bản thôn, Lạc Long Quân lộ, 09 hiệu)
Việt Nam, TP. Hà Nội, huyện Sóc Sơn, xã Minh Trí, thôn Vụ Bản, đường Lạc Long Quân, số 09.
Số 9, đường Lạc Long Quân, thôn Vụ Bản, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội, Việt Nam. (tiếng Việt)
3. Định ngữ 的 (de) đi cùng với tính từ (hình dung từ)
Cách sử dụng của “的” trong tiếng Trung
A. Định ngữ và trợ từ kết cấu “的”
Định ngữ +的+Trung tâm ngữ
Định ngữ: thành phần đứng trước tu sức cho danh từ
Trung tâm ngữ : thành phần chính được nói đến(ở đây là danh từ)
Định ngữ có thể là danh từ, đại từ, tính từ, cụm chủ vị
a. Danh từ hoặc đại từ làm định ngữ biểu thị quan hệ sở hữu, hạn định phải thêm “的”.
我的書(Sách của tôi: biểu thị sở hữu, 我 là đại từ làm định ngữ)
王老師的雜誌( Tạp chí của thày giáo Vương: biểu thị sở hữu, 王老師 là danh từ làm định ngữ
Một số trường hợp không cần dùng khi biểu thị cho mối quan hệ gần gũi thân thuộc ( cũng có nét tương đồng Tiếng Việt : có thể nói bố tôi, bố của tôi).我爸爸、我的爸爸 đều được
b.Cụm tính từ làm định ngữ dùng để miêu tả phải có “的”,tính từ đơn âm tiết làm định ngữ không cần“的”, tính từ song âm tiết có thể có hoặc không có “的”:漂亮姑娘、漂亮的姑娘。
他是好人( 好:tính từ đơn âm tiết)
他是很好的人(很好: cụm tính từ)
c.Cụm C-V có thể làm định ngữ. Phần này các cần chú ý vì mọi người bị ảnh hưởng Tiếng Việt nên diễn đạt câu không đúng.
媽媽做的菜很好吃
Món ăn mà mẹ nấu rất ngon.
我很喜歡他送我的包
Tôi rất thích cái túi anh ấy tặng.
d. Có trường hợp giữa định ngữ và trung tâm ngữ không cần khi biểu thị phân loại
中文書、英文書、中國地圖、越南地圖。
2. Từ tổ chữ“的”
Từ ( danh từ, đại từ,tính từ, động từ) hoặc cụm từ thêm “的”đằng sau trở thành danh từ hóa. Nói 1 cách nôm na Tiếng Việt các em hay dịch là “cái +….”
新:tính từ thêm “的”trở thành danh từ: 新的: cái mới
Cái của tôi:我的
Cái của ai:誰的
Cái anh ấy mua :他買的
新的是我的。
Giữa người nói và người nghe đã ngầm hiểu “cái ” được nhắc đến ở đây là cái gì。
3. Kết cấu “是……的”
Dùng với hành động đã xảy ra.
Dùng để nhấn mạnh thời gian, địa điểm, phương thức, mục đích, đối tượng….
Trong câu khẳng định “” có thể lược bỏ. trong câu phủ định phải dùng không được lược bỏ.
我(是)坐飛機來這裡的。
Tôi đi máy bay đến đây.( nhấn mạnh phương thức)
我不是來旅行的,我是來留學的。
Không phải tôi đến đây du lich, tôi đến du học.( nhấn mạnh muc đích)
Kết luận: Chữ 的 (de) nghĩa là "của" ví dụ như: 我(tôi)的(của)書(sách) ngược so với tiếng Việt, nói 書(sách)的(của)我(tôi) là sai.
Kết luận: Chữ 的 (de) là định ngữ bổ nghĩa cho tính từ như: 黑色(màu đen)的()手機(điện thoại) KHÔNG được nói như tiếng Việt là 手機(điện thoại)黑色(màu đen).
4. Câu chữ “把” (Bǎ):
1. Câu chữ “把” là loại câu vị ngữ động từ. Khi ta muốn nhấn mạnh sự xử lý
của động từ và kết quả của sự xử lý đó, ta dùng câu chữ“把”. Ví dụ:
1) 我把練習做完了。Tôi đã làm xong bài tập.
2) 他已經把那篇學術報告準備好了。Ông ấy đã chuẩn bị xong bản thảo
báo cáo học thuật đó. Ta hoàn toàn có thể dùng câu vị ngữ động từ thông thường để diễn đại hai câu trên. Ví dụ:
3) 我做完練習了。
4) 他已經準備好了那篇學術報告。
Về cơ bản, ý nghĩa biểu đạt của hai loại câu trên giống nhau, nhưng câu 1 và 2 còn có ý nghĩa là chủ ngữ đã thông qua động tác xử lý tân ngữ như thế nào và kết quả xử lý ra sao. Xử lý tức là khiến cho sự vật bị xử lý di chuyển, thay đổi hình dạng hoặc chịu ảnh hưởng như thế nào…
2. Cách diễn đạt của câu chữ“把”
Chủ ngữ + 把 + Tân ngữ + Động từ + Thành phần khác
Chú ý:
Tân ngữ sau“把” là sự vật bị xử lý.
Thành phần khác ở đây nêu lên xử lý như thế nào hoặc kết quả xử lý. Ví dụ:
1. 小阮已經把課文念得很熟了。Tiểu Nguyễn đã đọc làu làu bài đọc.
2. 請你把這兒的情況介紹介紹吧。Xin ông giới thiệu một chút về tình
3. Những yêu cầu khi dùng câu chữ“把”
a. Tân ngữ của“把” về ý nghĩa chính là người hay vật chịu sự chi phối của động từ vị ngữ, nói chung đã được xác định trong ý nghĩ của người nói.
Ví dụ:
他要藉一本書。<Quyển sách bất kì nào cũng được>
他要把那本書借回來。<Quyển sách đã biết> hình nơi này.
b. Ý nghĩa cơ bản của câu chữ“把” là biểu thị xử lý. Động từ chính hoặc ngữ động bổ trong loại câu này phải là động từ cập vật (động từ mang được tân ngữ) và phải có ý nghĩa xử lý và chi phối. Nếu động từ hoặc ngữ động bổ không có ý nghĩa xử lý và chi phối thì không dùng được trong câu chữ“把”. Như các động từ “有,在,是,像,覺得,知道,喜歡,來,去” không dùng được trong câu này.
Ví dụ:
Chỉ nói được: 他們進裡邊去了。
Không nói được: 他們把裡邊進去了。
Ngoài ra, sau động từ cũng không dùng được trợ từ động thái “過”.
c. Tác dụng của câu chữ“把” không phải chỉ nêu lên sự xử lý mà còn phải nói lên kết quả và phương thức của sự xử lý. Vì vậy, sau động từ chính phải có thành phần khác như trợ từ động thái “了”, bổ ngữ, tân ngữ hoặc động từ lặp lại của động từ đó. Chú ý là không dùng được bổ ngữ khả năng. Ví dụ:
1. 外邊很冷,你把毛衣穿上吧。Bên ngoài rất lạnh, con mặc áo len
2. 你把那件事告訴他了嗎?Em đã nói với anh ấy việc đó chưa?
Nếu động từ có một loại trạng ngữ khác (không phải là phó từ), sau động từ có thể không dùng thành phần khác.
Ví dụ: 別把書亂放。Đừng để sách lung tung.
4. Vị trí của động từ năng nguyện và phó từ phủ định trong câu chữ “把”
Động từ năng nguyện và phó từ phủ định được đặt trước“把”.
Ví dụ:
1. 今天我沒把照相機帶來,不能照相了。Hôm nay tôi không đem máy chụp hình tới, khổng thế chụp hình rồi.
2. 今天睡覺以前,你應該把練習做完。Hôm nay trước khi đi ngủ, bạn nên làm xong bài tập.
3. 不把這門課學好,就不能畢業。Không học tốt môn học này thì không tốt nghiệp được.
5. Những trường hợp bắt buộc dùng câu chữ “把” vào đi.
a. Nếu sau động từ chính có bổ ngữ kết quả “到,在,給,成,作,為..”
và tân ngữ, bắt buộc phải dùng câu chữ“把”.
Sau “到,在” thường là tân ngữ chỉ nơi chốn. Ví dụ:
1. 她把兩個孩子送到家。Cô ấy đưa hai đứa trẻ về nhà.
2. 請你把汽車開到學校門口等我。(Xin) anh lái xe đến công trường
b. Nếu sau động từ chính có bổ ngữ xu hướng phức hợp và có tân ngữ chỉ nói chốn, nói chung phải dùng câu chữ“把”.
Ví dụ:
他們把船劃到那邊去了。Bọn nó chèo thuyền qua bên kia rồi.
6. Phân biệt câu bị động và câu chữ“把”
Câu bị động là câu mà chủ ngữ của câu về ý nghĩa vốn là tân ngữ. Ở câu chữ“把” từ tân ngữ ở sau động từ đã được chuyển lên trước động từ sau chữ“把”. Vì vậy, khi diễn đạt hoặc làm bài tập cần chú ý đổi vị trí tân ngữ và chủ thể của động tác cho đúng là được.
Ví dụ:
1a. 我的自行車叫弟弟寄到學校去了。Xe đạp của tôi bị em trai đạp tới trường rồi.
Ở câu này, về ý nghĩa, chủ thể của động tác là tân ngữ của là, như vậy muốn đổi thành câu chữ“把” sẽ diễn đạt như sau:
1b. 弟弟把我的自行車騎到學校去了。Em tôi đi xe đạp của tôi tới trường rồi.
2a. 他們把衣櫃搬進屋子裡了。Bọn họ khiêng tủ quần áo vào trong phòng.
Trong ví dụ 2a, là chủ thể của động tác, (về ý nghĩa) là tân ngữ của, như vậy sẽ đổi thành câu bị động như sau:
2b. 衣櫃被他們搬進屋子裡了。Tủ quần áo đã được họ khiêng vào trong phòng.
5. Câu so sánh
SO SÁNH HƠN
A 比 B + ( 更)TÍNH TỪ
他比我高
Tā bǐ wǒ gāo
Anh ấy cao hơn tôi
SO SÁNH KÉM
Cấu trúc: A沒有 B + tính từ
蘋果沒有西瓜大
Píngguǒ méiyǒu xīguā dà
Quả táo không to bằng quả dưa hấu.
SO SÁNH BẰNG
A跟/像B一樣+adj
A gēn/xiàng B yīyàng
我跟她一樣高
Wǒ gēn tā yīyàng gāo
Tôi cao bằng cô ấy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top