6.2 cac nguyen ly qlda

I/ Đại hội VI của Đảng (12/1986) & thành tựu của 20 năm đổi mới (1986-2006)

1.Hoàn cảnh lịch sử.

- Thế giới

+ Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển như vũ bão làm xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa. Các nước lớn chuyển từ đối đầu sang đối thoại, vừa hợp tác vừa đấu tranh (thời kỳ hậu chiến tranh lạnh).

+ Mô hình tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ khuyết tật, nền kinh tế - xã hội ở các nước XHCN xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng.

+ Chủ nghĩa đế quốc (đứng đầu là Mỹ) đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc Chủ nghĩa Mac-Lênin, xóa bỏ hệ thống CNXH nhằm thực hiện thế giới 1 cực do Mỹ cầm đầu.

- Trong nước.

+ VN bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH với xuất phát điểm cực thấp, đặc biệt lại bỏ qua thời kỳ TBCN nên gặp rất nhiều khó khăn.

+ Hậu quả của chiến tranh thiên tai hết sức nặng nề, đặc biệt là hậu quả của 30 năm chiến tranh: kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, 2 cuộc chiến tranh biên giới.

+ Tác động của những khiếm khuyết của mô hình tập trung quan lieu bao cấp, kinh tế VN xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng, đặc biệt là sai lầm của cải cách giá, lương, tiền làm cho lạm phát lên tới 774% năm 1976.

=> KT - XH khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn lòng tin của dân đối với Đảng giảm sút.

=> Đổi mới là tất yếu khách quan.

2. Nội dung Đại hội VI (12/1986).

Nội dung của Đại hội.

a. Tổng kết 10 năm xây dựng CNXH theo cơ chế tập trung quan lieu bao cấp, khẳng định những thành tựu, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm thiếu sót & nguyên nhân của những sai lầm đó: đó là chủ quan, nóng vội, duy ý chí.

b. Rút ra 4 bài học kinh nghiệm:

- Toàn bộ hoạt động của Đảng phải quán triệt lấy dân làm gốc

- Đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Xây dựng Đảng ngang tầm với Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng XHCN ở nước ta.

c. Đề ra đường lối đổi mới.

Nội dung đổi mới của Đảng.

c.1. Đổi mới về nhận thức con đường đi lên XHCN ở VN.

- Khẳng định đó là 1 chặng đường lịch sử lâu dài phải trải qua thời kỳ quá độ & phải có những bước quá độ dài ngắn khác nhau, không thể nóng vội, ko thể đốt cháy giai đoạn.

- Chúng ta đang ở những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Vì vậy, nhiệm vụ của những năm còn lại là xây dựng những tiền đề KT - CT - XH cần thiết để triển khai công nghiệp hóa trên quy mô lớn.

- Mục tiêu bao trùm và tổng quát của chặng đường đầu tiên là: ổn định tình hình KT - XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết để triển khai công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo.

c.2. Đổi mới về KT - XH.

- Về kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế: Tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuất. Đó là: Nông nghiệp trở thành mặt trận hang đầu kết hợp với Công nghiệp và Dịch vụ.

=> Trong 5 năm 1986 - 1990 phải thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu: Lương thực - thực phẩm, hang tiêu dung & hang xuất khẩu để đưa Nông nghiệp thực sự trở thành mặt trận hàng đầu.

+ Cải tạo XHCN: ĐH VI thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, của nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo nhằm xây dựng 1 QHSX phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất.

+ Cơ chế quản ký kinh tế: xóa bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp mà thừa nhận sự tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa hạch toán kinh doanh XHCN theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Về xã hội.

+ Tạo ra sự chuyển biến tốt về mặt xã hội, ổn định về chính trị, đồng thời thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế.

+ Đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng & an ninh  kinh tế kết hợp với quốc phòng, xây dựng kết hợp với bảo vệ.

- Về chính trị.

+ ĐCS là Đảng cầm quyền lãnh đạo: Trước hết phải đổi mới về tư duy lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là lý luận về kinh tế, đổi mới về phong cách lãnh đạo, về vấn đề xây dựng Đảng.

+ Quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc & phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

+ Đổi mới đường lối đối ngoại: mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới với nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền & các bên cùng có lợi.

d. Ý nghĩa:

- ĐH VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm.

+ Quan điểm công nghiệp hóa: ĐH chỉ ra nội dung & cách thức tiến hành từng chặng đường

+ Quan điểm cơ chế quản lý, cải tạo CNXH. Đây Là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới.

3. Thành tựu.

- Sau 20 năm đổi mới, nền KT - XH Việt nam đã ra khỏi khủng hoảng & có chuyển biến tích cực.

- Con đường đi lên CNXH ở Việt nam ngày càng rõ rang hơn.

- Môi trường chính trị cực kỳ ổn định.

- Văn hóa, giáo dục, y tế có nhứng bước phát triển mới.

- VN phá đc thế bao vây cấm vận, từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của VN trên trường Quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #pm6845