27)Trình bầy các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình?

Các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình :

      1. Phần chuẩn bị: Trước khi đến bục diễn thuyết hoặc đi ra khán phòng nơi mà bạn sẽ thuyết trình, điều quan trọng cần biết là điều gì đang đợi bạn và cả người nghe. Hãy kiểm tra lại bục nói chuyện (gồm cả vị trí micro) hoặc khu vực xung quanh bục cẩn thận trước khi bạn bắt đầu bài nói của mình. Hãy nắm vững cách điều khiển các phương tiện trợ giúp và nên có phần giới thiệu tốt trước khi thuyết trình. Giới thiệu bản thân mình với MC, đề nghị họ nhắc nhở khi nào thời gian thuyết trình của bạn gần hết.

      2. Thuyết trình nhóm : Thuyết trình nhóm tự nó làm tăng khó khăn của bài thuyết trình. Điều đặc biệt chú ý là sự chuyển giao giữa các phần của các diễn giả trong 1 nhóm với nhau. Nhìn chung không nên bố trí quá nhiều diễn giả trong bài thuyết trình với thời gian ngắn. Hãy đảm bảo trách nhiệm của mỗi diễn giả trong nhóm được phân công rõ ràng, gồm cả việc người trình bày trước sẽ giới thiệu diễn giả kế tiếp.

      3. Sự hồi hộp khi thuyết trình : Quan tâm của các diễn giả mới vào nghề là kiểm soát sự hồi hộp. Khi bạn hồi hộp có nghĩa là bạn quan tâm đến bài thuyết trình. Điều này có ý nghĩa tích cực, cùng với đó bạn có thể kiểm soát biểu hiện bên ngoài của sự hồi hộp

      Chìa khóa để ứng phó với sự bồn chồn, hốt hoảng là hãy xác định hồi hộp sẽ tác động đến bạn như thế nào. Nếu hồi hộp bạn sẽ nói nhanh, thì bạn hãy tập trung vào việc làm chậm nhịp điệu khi nói của bạn. Nếu hồi hộp làm bạn luôn xoắn hai tay vào nhau, bạn nên tránh cầm các vật gì khi diễn thuyết. Nên cố gắng hạn chế biểu lộ ra bên ngoài sự hồi hộp.

      4. Nói điều gì khi thuyết trình : Bài thuyết trình kỹ thuật gồm 2 yếu tố : trình diễn các slide chữ hoặc slides số liệu và tạo sự di chuyển giữa các slides. Khi trình bày các slides chữ, sẽ hiệu quả khi bạn dùng lối diễn giải nội dung thay vì chỉ đọc nó cho khán giả nghe. Một lần nữa bạn hãy cố gắng kiểm soát bài thuyết trình. Với một danh mục, dùng để giới thiệu phần bạn trình bày và nhắc khán giả bạn đang nói về slide nào (nội dung nào). Tóm lại, nên diễn đạt các slides chữ và chỉ rõ mục đích thuyết trình bằng một danh mục phù hợp.

      Nhắc lại những điều cần thiết để khán giả nhớ lại cấu trúc bài thuyết trình của bạn. Điều này tối quan trọng khi thuyết trình. Nếu khán giả quên, họ sẽ mất hoàn toàn sự cảm hứng nghe thuyết trình. Hãy trình bày 1 thông tin 3 lần khi thuyết trình.

      5. Cuối cùng là nói như thế nào khi thuyết trình : Người nghe sẽ có phản ứng với 2 đặc tính của diễn giả : Giọng nói và dáng điệu, cử chỉ của người nói. Giọng nói nên thay đổi cường độ và nhịp điệu ; một giọng nói đều đều dễ khiến người nghe buồn ngủ. Nói dứt mạch từng câu hoàn chỉnh để tránh bỏ qua các từ ở cuối câu làm khán giả hiểu sai nội dung. Nên quan tâm đến mức độ to nhỏ giọng nói của bạn. Sẽ rất tốt nếu có một đồng nghiệp ngồi trong khán phòng để nhắc bạn về việc này.

      Hãy sử dụng đôi tay để tăng ưu điểm của bạn. Cử chỉ đôi tay là một cách rất tốt để diễn tả các ý quan trọng. Đối với phần lớn các thông điệp quan trọng nên có cử chỉ, dáng điệu mạnh hơn bình thường. Ko nên đút tay túi quần hay túi áo.

      Sử dụng đôi chân để di chuyển về phía khán giả và lôi cuốn người nghe vào các điểm mấu chốt khi bạn thuyết trình, tránh đứng yên bất động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tung