Pháp Cú 399: Truyện 3 tấm gương nhẫn nhục

"Nhẫn nhục không ác ý

Dù bị chửi bị đánh

Lấy nhẫn làm sức mạnh

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 399)

Tích Pháp Cú: Có bà vợ ông nọ đi nghe Phật thuyết pháp thì chứng Sơ quả Dự Lưu. Từ đó lòng kính tin Tam Bảo của bà vô lượng vô biên. Rồi bà hay cúng dường Đức Phật và Chư tăng. Nhưng ông chồng thì không tin Tam Bảo nên hay chửi mắng và chèn ép, áp đặt bà. Nhưng với tính cách của một vị thánh Sơ quả Dự Lưu tuy hiền lành nhưng không bao giờ khuất phục. Bà không bao giờ để ai có thể xúc phạm Tam Bảo. Rồi bà nói rằng:

- Nếu ông gặp Thế Tôn thì ông sẽ phải quy y theo Thế Tôn giống như tôi mà thôi.

Bị vợ thách đố thế là ông chồng đồng ý đến gặp Phật. Ông quyết cãi nhau tay đôi với Phật.

Lúc đi thì ông hung hăng quyết cãi nhau với Phật. Nhưng khi gặp Phật thì thần uy của Phật khiến ông phải cúi đầu kính lễ và nghiêm túc. Ông đó mới hỏi Đức Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn, làm sao biết một người là thánh hay là phàm?

Bởi khi cãi nhau bà vợ ông hay ca ngợi Đức Phật là vị thánh vĩ đại, Chánh đẳng Chánh giác, được thế gian tôn kính. Còn các đệ tử Phật đều là các vị thánh. Ông không tin. Ông cho rằng ai cũng giống ai đều là phàm phu cả. Thế nên gặp Phật ông hỏi câu đó.

Phật mới trả lời:

"Nhẫn nhục, không ác ý

Dù bị chửi bị đánh

Lấy nhẫn làm sức mạnh

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 399)

Tức là Nhẫn nhục là sức mạnh của một vị thánh và vị thánh thì không có ác ý hại ai. Còn phàm phu thì bộc phát, làm theo ý thích và có tâm ác ý hại người hoặc muốn chiến thắng người.

Điều Phật nói đánh đúng tim đen của ông. Bởi chính ông là người bộc phát, thích làm theo ý mình, thích chiến thắng khuất phục vợ. Ông chợt nhận ra chính ông là kẻ phàm phu còn vợ ông thì hiền từ nhẫn nhục như một vị thánh. Ông ta bèn quỳ xuống nói rằng:

- Bạch Thế Tôn, nay con đã hiểu rằng con đã sai. Nhưng con về nhà thì không biết ăn nói thế nào với vợ. Vậy xin Thế Tôn cho con được xuất gia tu hành.

Tin ông chồng đến gặp Phật rồi xin ở lại xuất gia đồn lan về nhà. Gia đình đó có 3 em trai và họ không mộ đạo Phật. Nghe tin anh trai đã xuất gia thì họ quyết đến kéo anh về. Họ đến nơi thì thấy ông anh đã cạo đầu đắp y Tỳ kheo. Thế là 3 người đó đứng chửi ông giống y như lúc ông chửi vợ. Ông đó chứng kiến cảnh đó thì ngộ ra "Nhân quả thật chẳng sai".

Thế là ông đó nhẫn nhục nghe chửi rồi từ từ khuyên bảo 3 em trai đi gặp Thế Tôn. Cũng giống hệt vợ ông đã khuyên ông. Rồi 3 em trai đồng ý, quyết đến cãi nhau với Đức Phật để lôi anh về. Rồi 3 ông đó lại đến gặp Phật hỏi đúng câu hỏi anh trai đã hỏi. Phật trả lời đúng vậy rồi 3 ông đó lại ngượng với gia đình mà không muốn về. Họ xin xuất gia luôn.

Sau đó các Tỳ kheo mới ngạc nhiên: "Vì sao 4 anh em khi đến gặp Phật thì hùng hổ quyết ăn thua. Nhưng sau đó cả 4 người đều xin xuất gia ngay tức thì?". Họ bèn hỏi Đức Phật về nguyên nhân gì mà như vậy? Phật không trả lời về nhân quả, kiếp trước, kiếp sau. Phật đọc lại bài kệ Pháp Cú:

"Nhẫn nhục, không ác ý

Dù bị chửi bị đánh

Lấy nhẫn làm sức mạnh

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 399)

Tức Phật nói là nhờ Nhẫn nhục, không ác ý, dù bị chửi bị đánh mà vẫn giữ được Nhẫn nhục. Chính vì vậy nên cảm hóa được 4 người đó.

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Nhẫn nhục Ba-la-mật

Định nghĩa về Nhẫn nhục là:

"Kẻ nào đó bằng hành động hay lời nói đánh vào bản ngã của ta mà ta chịu đựng được bởi chịu đựng có lợi ích lớn hơn là phản kháng. Trong khi năng lực của ta, sức mạnh của ta hoàn toàn có thể phản kháng nhưng ta không làm. Thêm nữa là tâm ta phải hoàn toàn bình an tự tại trước sự đánh đập hay xúc phạm đó. Bản ngã ở đây là thân tâm ta, vật chất hay hay tinh thần của ta."

Nếu năng lực ta yếu, sức ta kém và ta không phản kháng thì gọi là "Nhịn nhục chờ cơ hội trả thù". Thế mới có câu: "Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hùm tha con lợn thi coi chừng chừng". Con mèo nó yếu đuối tha miếng thịt thì ta đánh, ta đòi. Con hổ nó tha nguyên con lợn ta chỉ đứng nhìn chẳng ai dám đòi.

Nếu năng lực ta có thể đánh lại, chửi lại nhưng ta nhớ lời Phật dạy nên ta kìm nén mà mặt đỏ tía tai, tim đập thình thịch, máu trong người sôi lên. Đó không gọi là Nhẫn nhục và gọi là Kìm nén. Bởi tâm ta không bình an tự tại. Tâm ta đang kìm nén trong sự tức giận đến khi vượt giới hạn thì nó vỡ tan. Khi đó hành động trả thù của ta vô cùng thảm khốc.

Bài học 2: Nhẫn nhục sai lầm

Ta xét 3 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Vào năm 1193 ở đại học Phật Giáo Na-lan-đa Ấn Độ có 100 tên lính Hồi Giáo người Turk mang gươm xông vào. Tại đó có 3000 vị Tỳ kheo tu hành. Các vị đó đã thực hành "Nhẫn nhục Ba-la-mật" để mặc cho bọn chúng giết rồi đốt phá. Đại học đó cháy trong 3 tháng mới hết. Toàn bộ Đại tạng Kinh Phật đều bị thiêu sạch. Sau lần đó thì xứ Ấn Độ đạo Phật biến mất.

Ví dụ 2: Khi đó Đại Đế Quốc Mông Cổ đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Cao Ly, Trung Á, Tây Á, Đông Âu và một số vùng Trung Đông. Diện tích lãnh thổ rộng tới 35 triệu km2. Chúng 2 lần mang đại quân tiến đánh Đại Việt. Mỗi lần 50 vạn đại quân vào các năm 1285 và 1287. Trước đó vào năm 1258 chúng khinh thường chỉ mang 5 vạn quân nên đã thua. Lần này chúng quyết phục thù với quân số đông gấp 10 lần để giết sạch dân ta cho hả giận.

Còn Đại Việt ta khi đó thì nhỏ bé. Diện tích toàn bộ đất nước chỉ khoảng 100.000 km2. Tức Đại Đế Quốc Mông Cổ rộng gấp 350 lần nước ta. Thế nhưng vua tôi nhà Trần đã đánh bại cả 2 lần đó. Đất nước ta bình an lại mang lễ vật cầu hòa với nhà Nguyên.

Ví dụ 3: Năm 1965-1973 nước ta đánh nhau với Siêu cường số 1 Thế giới thời hiện đại là Mỹ. Số lượng bom Mỹ thả xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn gấp 3 lần toàn bộ số bom đạn sử dụng trong Thế chiến II, bằng 250 lần sức công phá của bom Nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima. Đó là chưa kể 7,5 triệu tấn đạn được dùng cho súng bộ binh, pháo binh, tên lửa và 75 triệu lít chất độc hóa học mầu da cam. Nhưng cuối cùng thì dân ta vẫn đánh đuổi Mỹ khỏi Việt nam với "Điện Biên Phủ trên không 1972".

Hết chiến tranh đến nay 2023 là tròn 50 năm. Việt Nam ta và Mỹ lại là bạn bè thân thiết. Ta và Mỹ là Đối tác quan hệ Chiến lược - Toàn diện, mức quan hệ ngoại giao cao nhất giữa 2 quốc gia.

Vậy đâu mới là Nhẫn nhục Ba-la-mật thực sự?

Bạn hãy chú ý cụm từ "Bản Ngã của ta" tức kẻ đó đánh vào thân tâm ta, vật chất và tinh thần của ta mà ta Nhẫn nhục được thì là đúng pháp.

Còn 3000 Tỳ kheo đó thấy giặc đe dọa đạo Phật, đe dọa kinh tạng Chánh pháp của Phật, đe dọa sự tồn vong của đạo... mà ngồi đó chịu chết thì không đúng pháp bởi đó không phải "Bản Ngã của ta". Đạo Phật và Chánh Pháp Đức Phật là điều linh thiêng ta cần bảo vệ cho nhân loại chứ không phải là "Bản Ngã".

Còn Việt Nam ta thời Trần hay thời đánh Mỹ thì vì dân tộc, vì quê hương đất nước, vì tổ tiên mà chúng ta quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm. Dù giặc có sức mạnh gấp 350 lần ta hay "Siêu cường số 1 Thế giới" thì ta vẫn đánh. Mà đã đánh thì phải thắng đủ 3 lần. Hoặc buộc Mỹ phải ký vào hiệp định với đầy đủ yêu cầu của Việt Nam. Đó mới thực sự là Nhẫn nhục.

Khi ai xâm phạm vào "Bản ngã của ta" mà ta không giận, không sân, ta bình thản đón nhận thì là Nhẫn nhục đúng pháp. Còn khi ai xâm phạm vào người thân yêu của ta, vợ con ta, cha mẹ ta, thầy tổ ta, tổ quốc ta, dân tộc ta... thì đó không phải là "Bản ngã của ta". Nếu ta bình thản đứng nhìn thì không gọi là Nhẫn nhục mà gọi là "Nhu nhược hèn yếu".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lvt