2 vat chat va y thuc
II. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Nội dung và ý nghĩa của định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin
1. 1 Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
Tiếp thu tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, trên cơ sở khái quát những thành
tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX về mặt triết
học, trên cơ sở phê phán những quan điểm duy tâm và siêu hình về vật chất,
V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Trong định nghĩa trên, chúng ta cần phân tích những nội dung chủ yếu sau đây:
1.1.1 “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan ..."
Phạm trù “vật chất” là phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lý luận nhận
thức. Do đó:
- Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ của triết học, chứ không
phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai
lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất
thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.
- Không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường. Về
mặt nhận thức luận, V.I. Lênin chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan
hệ với phạm trù đối lập với nó, đó là phạm trù ý thức (phương pháp định nghĩa
thông qua cái đối lập với nó).
Khi định nghĩa vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan, Lênin đã bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, cụ thể, nhiều màu, nhiều vẻ của
các sự vật, hiện tượng, mà nêu bật đặc tính nhận thức luận cơ bản nhất, phổ biến
nhất có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. Đó
chính là “thực tại khách quan”. Thực tại khách quan là tất cả những gì tồn tại ở bên
ngoài và không lệ thuộc vào ý thức của con người. Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản
để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Vật chất - cái tồn tại
khách quan bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
Phạm trù vật chất trong định nghĩa này, phải được hiểu bao gồm tất cả những gì
tồn tại và không lệ thuộc vào ý thức. Như vậy, vật chất với tư cách là phạm trù triết
học, nó chỉ thực tại khách quan nói chung, nó là vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi. Còn vật chất với tư cách là phạm trù khoa học cụ thể, đó là những
dạng tồn tại cụ thể của vật chất, đều có giới hạn, sinh ra, mất đi để chuyển hóa thành
cái khác. Vì vậy, không thể quy vật chất về vật thể, không thể đồng nhất vật chất
với những dạng cụ thể của vật chất giống như quan niệm của các nhà duy vật trước
Mác.
1.1.2. “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”
Điều đó khẳng định vật chất là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau,
vật chất đóng vai trò quyết định nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi
vì, thực tại khách quan (vật chất là thực tại khách quan) đưa lại cảm giác cho con
người, chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Đến đây, định
nghĩa đã giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học trên lập trường
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.1.3 . “Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Điều này khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới
hiện thực khách quan. Đến đây, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết
được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
- Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện
thực, được biểu hiện dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể mà giác quan của
chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp, do đó về nguyên tắc,
không có đối tượng vật chất không thể nhận thức được, mà chỉ có những đối tượng
vật chất chưa nhận thức được mà thôi.
- Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới ở bên ngoài, khi sự vật tác động vào
giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương
thức nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh ...) con người có thể nhận
thức được thế giới vật chất. Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã bác bỏ
thuyết không thể biết, đồng thời chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu tất cả những cái
gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức
được hay chưa nhận thức được.
1. 2. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải đáp một cách đúng đắn vấn đề cơ
bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã khắc phục được tính chất trực quan,
siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác,
đồng thời kế thừa, phát triển được những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về
vật chất.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là cơ sở khoa học và là vũ khí tư tưởng để
đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết một cách có hiệu quả.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học và phương
pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất; định
hướng, cổ vũ họ tin ở khả năng nhận thức của con người tiếp tục đi sâu khám phá
những thuộc tính mới của vật chất, tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của
vật thể trong thế giới.
Định nghĩa này còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật
biện chứng trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
3. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý
thức
3. 2. Bản chất của ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất
của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo,
tích cực và chủ động về thế giới khách quan. Đó chính là sự khác biệt rất cơ bản của
ý thức con người so với tâm lý động vật và với sự "suy nghĩ" của máy móc.
Phản ánh của ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy
định. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của sự phản ánh, trong khuôn khổ
và theo tính chất của quy luật phản ánh.
Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện tượng xã
hội. Ý thức chỉ được nẩy sinh trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của
con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động xã hội, do
đó ý thức, ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con
người còn tồn tại.
Trên cơ sở của những thành tựu triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã
hội, triết học Mác-Lênin đã cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc và bản chất của ý thức.
3.1. Nguồn gốc của ý thức
Ý thức con người là sản phẩm của quá trình phát triển của cả tự nhiên và của
lịch sử xã hội. Nói khác đi, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
3.1.a. Nguồn gốc tự nhiên
a.1. Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của một dạng vật chất có tổ chức
cao là bộ óc con người
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Phản ánh đó là năng lực giữ
lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào
cả hai vật (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận tác động
bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động.
Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.
- Phản ánh của giới vô sinh là những phản ánh vật lý, hoá học. Những hình thức
phản ánh này đơn giản, thụ động, chưa có sự định hướng, sự lựa chọn.
- Trên cơ sở phản ánh của giới vô sinh xuất hiện một hình thức phản ánh cao
hơn về vật chất, đó là phản ánh của giới hữu sinh - phản ánh sinh học. Hình thức
phản ánh này gắn liền với sự chuyển hoá từ giới vô sinh qua giới hữu sinh. Phản
ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó, các
sinh vật thích nghi với môi trường sống để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh
sinh vật được thực hiện thông qua các hình thức như sự kích thích trong cơ thể do
tác động của môi trường ở thực vật, các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh và tâm
lý ở động vật cấp cao có bộ óc. Tâm lý động vật là hình thức phản ánh cao nhất của
động vật, nhưng đó chưa phải là ý thức, mà chỉ là sự phản ánh có tính chất bản năng
do nhu cầu trực tiếp sinh lý của cơ thể và quy luật sinh học chi phối. Cùng với quá
trình vượn biến thành người, phản ánh ở động vật cấp cao chuyển hoá thành ý thức.
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, là thuộc tính của dạng
vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.
Như vậy, ta thấy rằng các dạng vật chất có trình độ tiến hoá càng cao thì sự phản
ánh càng cao; ý thức chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện dạng vật chất có tổ chức
cao là bộ óc của con người, chứ không phải với mọi dạng vật chất; ý thức chỉ là
thuộc tính phản ánh của vật chất phát triển; ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài
của thuộc tính phản ánh của vật chất. Do đó, không được đồng nhất vật chất với ý
thức và cũng không được tách ý thức ra khỏi vật chất.
a.2. Khách thể vật chất bên ngoài
Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người. Bộ óc người
là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có
sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt
động ý thức không thể xẩy ra.
Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh)
cùng với thế giới bên ngoài (khách thể vật chất bên ngoài) tác động lên bộ óc - đó là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Song, muốn có sự chuyển biến nhảy vọt từ phản ánh
tâm lý ở động vật sang phản ánh có ý thức của con người, ngoài nguồn gốc tự nhiên
cần phải có nguồn gốc xã hội.
3.1.b. Nguồn gốc xã hội
Sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc
con người dưới ảnh hưởng của lao động và ngôn ngữ.
b.1. Lao động
Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, là hoạt động đặc thù
của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác.
- Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ lao động và sử
dụng các công cụ đó để tạo ra của cải vật chất.
- Lao động là hoạt động có mục đích, tác động vào thế giới khách quan nhằm
thoả mãn nhu cầu của con người. Do đó, ý thức con người phản ánh một cách tích
cực, chủ động và sáng tạo.
Lao động giúp cho con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình.
Thông qua quá trình lao động, bộ óc con người phát triển và ngày càng hoàn thiện,
làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cũng ngày càng phát triển.
Lao động ngay từ đầu đã liên kết mọi thành viên trong xã hội với nhau, làm
nảy sinh ở họ nhu cầu giao tiếp. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và không ngừng phát triển
cùng với lao động.
b.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống
tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn
tại và thể hiện được.
Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, vừa
là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực. Nhờ ngôn ngữ
mà con người có thể tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, truyền lại tri thức từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức không phải là một hiện tượng thuần tuý cá nhân
mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã
hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ. Chính vì vậy,
Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng: "Sau lao động đồng thời với lao động là ngôn
ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành
bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top