2.Lua chon con duong CMVS VN la tat yeu

Câu 2: Vì sao nói sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ 20 của Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu lịch sử?

Bài làm

Sự lựa chon con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20 của Nguyễn Ái Quốc là một tất yếu lịch sư bởi vì :

2.1). Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

* Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản và phong tào công nhân Việt Nam đều lần lượt thất bại.

- Phong trào Cần Vương ( 1885 - 1896). Do Hàm Nghi và Tô Thất Thuyết lãnh đạo.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế ( 1884 - 1913), do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

- Phong trào Đông Du ( 1906 - 1908) của Phan Bội Châu.

- Đông kinh nghĩa thục ( 1907) Phan Chu Trinh.

- Các cuộc vận động chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá: vơi các cuộc đấu tranh: chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng gạo Nam Bộ... của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên.

- Năm 1923, Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Phạm Quỳnh.

- Tiêu biểu nhất là thất bại của Việt Nam quốc dân Đản vơi cuộc khởi nghĩa Yên Bái ngày 9/2/1930 của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính.

- Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX cũng lần lượt thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các phong trào này là:

- Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế, đã chứng tỏ rằng giai cấp phong kiên và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra.

- Do những hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp mà các phong trào yêu nước của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đều lần lượt thất bại.

- Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được lực lưọng cách mạng. Chưa có phương pháp vận động và đấu tranh cách mạng, bạo động và cải cách không phải là phương pháp phù hợp và đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 đều lần lượt thất bại là do :

+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn quá nhỏ bé yếu đuối cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngon cờ giải phóng dân tộc.

+ Chưa có đường lối chính chị cách mạng đúng đắn, cụ thể, chưa tập hợp được lực lưọng cách mạng. Thoả hiệp và cải lưong không phải là phương pháp vận đoọng và đấu tranh cách mạng.

+ Các cuộc khở nghĩa nổ ra lẻ tẻ và rời rạc, quyết định khởi nghĩa không thống nhất hầu hết đề bị lộ trước khi khởi nghĩa nổ ra nên đã nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt.

- Phong trào công nhân chủ yếu diễn ra một cách tự phát, chưa có một chính Đảng lãnh đạo.

→ Như vậy, sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một điều tấ yêu, vì đưòng lối và hệ tư tưởng lãnh đạo cách mạng của các giai cấp này là không phù hợp với cách mạng Việt Nam. Thất bại của các phong trào yêu nước này đã đẩy cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về đường lối, phương pháp và giai cấp lanh đạo cách mạng Việt Nam. Do vậy muốn giải phóng được dân tộc Việt Nam thì phải có một đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp phải lấy hệ tư tưỏng của chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng, lấy giai cấp công - nông - binh làm lòng cốt của lực lưọng cách mạng, có như vậy thì cách mạng Việt Nam mới có thể thành công.

2.2). Nguyễn Ai Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản là một tất yếu lịch sử.

- Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người thanh niên yêu nước trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành đã rất trăn trở về con đường cứu nước để giải phóng dân tộc. Ngày 5/6/1911 chàng trai trẻ Nguyên Tất Thành với tên là Nguyễn Văn Ba, đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc, Người đã không đi sang Phuơng Đông như con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó, mà người quyết định đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới giải phóng dân tộc. Sở dĩ Người quyết định đi sang phương Tây là bởi vì như sau này người nói lại: "muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải hiểu biết được kẻ thù đó" và người cũng muốn tìm hiểu xem cái khẩu hiệu tự do bình đẳng, bắc ái kia ở nước Pháp nó được thực hiện như thế nào?

- Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kĩ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, như : các mạng tư sản Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp năm 1789, Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của hai cuộc cách mạng này. Nhưng cũng nhận thấy rõ nhứng hạn chế của hai cuộc cách mạng này là chưa triệt để, vì nhân dân lao động vẫn đói khổ. Từ đó Nguyễn Ái Quốc khẳnh định con đường cách mạng tư sản không thể mang lại độc lập hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.

- Cuối năm 1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa thang 10 - Nga bùng nổ, Nguyễn Ái Quốc đã đặc biệt quan tâm và tìm hiểu cuộc cách mạng này, Người đã rút ra kết luận: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến nới, nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do hạnh phúc, bình đẳng thật".

- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã được đọc sơ thảo lần thư nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, bản luận cương này đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ: Độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Tháng 12/1920, Nguyễn Quốc đã tham dự Đại hội của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, Người đã chuyển từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Bằng trí tuệ và hoạt động cách mạng thiên tài của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng kịp thời yêu cầu bức thiết của lịch sử, khắc phục được những hạn chế của các sĩ phu yêu nước trước đó. Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và lựa chon con đường cách mạng vô sản...Người nói: "Muốn cứu nước và giả phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

- Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc đã rời Pháp tới Liên Xô, tại đây Người đã tham dự Hội nghị quốc tế nông dân ( 10/1923), trong khoảng gần một năm rưới ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, viết nhiều bài cho báo "Sự thật", "Tạp chí "Thư tín quốc tê" . Như vây, thời kỳ hoạt động ở Liên Xô là thời kỳ mà Nguyễn Ái Quốc tiếp tục phát triển và hoàn thiện, những tư tưởng của cách mạng vô sản.

- Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu ( Trung Quôc), tại đấy người đã hoạt động tích cực để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về nước, đào tại cán bộ cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc thành lập Đảng.

- Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, với sự ra đời của Đảng mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác lên nin, từ đây cách mạng Việt Nam đã chấm dứt được sự khủng hoảng về đường lối, phương pháp giai cấp lãnh đạo cách mạng, làm chó cách mạng Việt Nam phát triển đúng hưóng.

→ Như vậy con đường cách mạng vô sản, cùng với sự lạnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà đứng đầu là lãnh tụ Nguyến Ai Quốc - Hồ Chí Minh, cách mạnh Việt Nam đã có nhứng bước phát triển vượt bậc, đi tư thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà tiêu biểu là tháng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 - 1945, lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( 2/9/1945). Như vậy sụ lựa chọn cin đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX để đưa tới thắng lợi cho cách mạng Việt Nam là một tất yếu lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: