12 cau MTT
Câu 1 :Phân biệt các mạng : LAN/WAN/GAN
Câu 2 :Thế nào là máy tính ,kiến trúc mạng ,đường truyền vật lý .
Câu 3 :Nhiệm vụ, dịch vụ, giao thức của tầng mạng trong mô hình OSI?
Câu 4 :Trình bày chức năng hoạt động, tầng hoạt động (Trong mô hình OSI) của các thiết bị mạng Repeater, Bridge, Router?
Câu 5 :Tại sao cần phân tầng trong mô hình tham chiếu OSI? Nêu chức năng cơ bản của từng phần?
Câu 6 :Nhiệm vụ, cấu trúc gói tin (Giải thích từng trường hợp của cấu trúc) của giao thức TCP trong mô hình TCP/IP?
Câu 7 :Trình bày sự hình thành, phát triển và kiến trúc của họ giao thức TCP/IP?
Câu 8 :Trình bày vắn tắt về các giao thức ARP, RARP, ICMP?
Câu 9 :Trình bày phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức Token Passing?
Câu 10 :So sánh hai thiết bị mạng là Bridge và Repeater?
Câu 11 :Nêu các lợi ích và ứng dụng của công nghệ ADSL?
Câu 12 :Nêu cấu trúc mạng Ethernet .So sánh kiến trúc của Ethernet và OSI?
Câu 1 :Phân biệt các mạng : LAN/WAN/GAN
a.Mạng LAN (mạng cục bộ) là mạng thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan hay tổ chức .LAN có thể kết nối hai máy tính với nhau hoặc hàng trăm máy tính sử dụng một đường truyền có tốc độ cao ,băng thông rộng(thường không hạn chế) .Phạm vi mạng nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét .
b.Mạng WAN :hay mạng diện rộng là mạng không có giới hạn về mặt địa lý, mạng kết nối máy tính trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục .Mạng WAN được tạo thành thông qua việc kết nối rất nhiều mạng LAN với nhau .Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông hoặc vệ tinh .
c.Mạng GAN :hay mạng toàn cầu ,kết nối máy tính từ châu lục này sang châu lục khác ,cả hành tinh .Các mạng WAN có thể kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN .Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông hoặc vệ tinh .
Câu 2 :Thế nào là máy tính ,kiến trúc mạng ,đường truyền vật lý .
a. Máy tính là thiết bị bao gồm cá linh kiện điện tử có khả năng tuân theo các chỉ lệnh được đưa vào tạm thời hay vĩnh viễn để xử lý dữ liệu theo yêu cầu ,hoàn thành một số các thao tác trong đó có ít nhất 1 thao tác được thực hiện 1 cách tự động không cần có sự can thiệp của con người .
b. Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau sao, tập hợp các quy tắc ,quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo truyền thông tin một cách tin cậy .Kiến trúc mạng bao gồm Topo mạng và các giao thức sử dụng trong hệ thống mạng đó .
c.Ở mức thấp nhất ,tất cả việc truyền thông giữa các máy tính bao gồm việc tạo mã dữ liệu theo 1 dạng năng lượng và gửi dạng năng lượng đó ngang qua một phương tiện truyền tải .Đường truyền vật lý là đường dùng để truyền dữ liệu giữa các máy tính .Dữ liệu có thể được truyền qua mạng thông qua sử dụng đương truyền không dây hoặc sử dụng cáp .
Câu 3 :Nhiệm vụ, dịch vụ, giao thức của tầng mạng trong mô hình OSI?
a.Tầng vật lý :
-Nhiệm vụ :là tầng dưới cùng của mô hình OSI ,tương ứng với các phần cứng mạng cơ bản có nhiệm vụ truyền chuỗi các bit 0,1 trên đường truyền vật lý .Tần vật lý chỉ làm việc với tín hiệu và môi trường truyền .
-Dịch vụ :truyền dữ liệu giữa hai hệ thông trong một đường truyền vật lý.
-Giao thức :dữ liệu đc truyền đi theo dong bit nên giao thức không có ý nghĩa giống như các tầng khác (không có PDU và PCI cho tầng Vật lý ,quy định về phương thức truyền ,tốc độ truyền...) .VD :IEEE 802 ,ISO 2110 ,ISDN ...
b.Tầng liên kết dữ liệu :
-Nhiệm vụ :đảm bảo việc truyền tải dữ liệu một cách tin cậy giữa hai hệ thống có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau .Đối với tầng Mạng việc truyền dữ liệu giữa 2 tầng vật lý coi như ko có lỗi .Bao gồm :tạo khung dữ liệu(frame) ,đồng bộ hoá ,kiểm soát lỗi ,kiểm soát luồng dữ liệu .
-Dịch vụ :
+Tách dữ liệu :chia các gói tin tầng trên thành frame và kết hợp các bit thành frame .Mỗi khung chưa phần tiêu đề(Header) ,thông tin cần truyền đi(Data) và thông tin theo dõi khác(Trailer) .
+Kiểm soát truy nhập
+Kiểm soát lỗi :Cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm bảo cho dữ liệu nhận được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Dò lỗi trên từng khung tin và gửi khung báo nhận(nhận tố có lỗi) .
+Kiểm soát luồng dữ liệu :Đảm bảo rằng bên truyền nhanh không làm tràn bộ đệm của bên nhận chậm dựa trên hai cơ chế .Phản hồi và giới hạn tần suất .
+Dạng dịch vụ cơ bản:
Dịch vụ không liên kết không báo nhận(unacknowledged connectionless service),thường được sử dụng trong mạng LAN
Dịch vụ không liên kết có báo nhận(acknowledged connectionless service), thườngdùng cho mạng không dây.
Dịch vụ có liên kết có báo nhận (acknowledged connection-oriented service), thường dùng trong mạng WANs.
-Giao thức :
+Giao thức truyền thông đồng bộ: sử dụng ký tự đồng bộ, cho phép phân biệt dữ liệu của người dùng với các cờ và các vùng thông tin điều khiển khác.
+ Giao thức truyền thông dị bộ: sử dụng các bit đặc biệt (START, STOP) để gói dữ liệu truyền
Hướng ký tự
Hướng bit
c. Tầng mạng :
- Nhiệm vụ : kết nối các mạng với nhau .
+ Xác định các địa chỉ mạng để quyết định việc chuyển gói tin
+ Tìm đường (routing) và chuyển tiếp (switching) giúp các gói tin đi từ một mạng này đến một mạng khác.Router/ Relay hoạt động ở tầng này.
+ Kiểm soát luồng dữ liệu và cắt hợp dữ liệu khi môt gói tin lớn muốn đi ngang một mạng con có kích thước gói tin tối đa quá nhỏ.
-Dịch vụ :2 dạng dịch vụ:
+Dịch vụ không liên kết: Các gói tin được đưa vào mạng con (subnet) một cách riêng lẻ và được vạch đường một cách độc lập nhau. Các gói tin gọi là Datagram và mạng con được gọi là Datagram Subnet.
+Dịch vụ định hướng liên kết: Một đường nối kết giữa bên gởi và bên nhận phải được thiết lập trước khi các gói tin có thể được gởi đi. Nối kết
này được gọi là mạch ảo (Virtual Circuit). Mạng con trong trường hợp này được gọi là Virtual Circuit Subnet
-Giao thức :
+X25PLP (CCITT và ISO) phát triển từ Khuyến nghị về họ giao thức X25 (CCITT) phục vụ cho trường hợp hướng liên kết.
+IP (ISO 8473) phục vụ cho trường hợp không liên kết.
VD : ARP; RARP, ICMP; RIP ,IPX ,DECnet ....
d.Tầng giao vận :
-Nhiệm vụ :
+Thiết lập, duy trì và huỷ bỏ việc truyền dữ liệu giữa hai nút mạng.
+Thực hiện việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu đảm bảo dữ liệu
truyền giống hệt dữ liệu nhận.
+Nhận dữ liệu từ tầng phiên và phân đoạn dữ liệu.
-Giao thức :
Giao thức tầng giao vận phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của mạng :
+Mạng loại A: Có tỷ suất lỗi và sự cố có báo hiệu chấp nhận được (tức là chất lượng chấp nhận được).Các gói tin được giả thiết là không bị mất. Tầng giao vận không cần cung cấp các dịch vụ phục hồi hoặc sắp xếp thứ tự lại.
+Mạng loại B: Có tỷ suất lỗi chấp nhận được nhưng tỷ suất sự cố có báo hiệu lại không chấp nhận được. Tầng giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra lỗi hoặc sự cố.
+Mạng loại C: Có tỷ suất lỗi không chấp nhận được (không tin cậy) hay là giao thức không liên kết. Tầng giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra lỗi và sắp xếp lại thứ tự các gói tin.
Giao thức lớp 0 (Simple Class - lớp đơn giản): Cung cấp các khả năng rất đơn giản để thiết lập liên kết, truyền dữ liệu và hủy bỏ liên kết trên mạng "có liên kết" loại A. GT có khả năng phát hiện, báo hiệu các lỗi nhưng không có khả năng phục hồi >> Hủy bỏ liên kết nếu có lỗi.
Giao thức lớp 1 (Basic Error RecoveryClass -Lớp phục hồi lỗi cơ bản) dùng với các mạng loại B. TPDU được đánh số. GT có khả năng báo nhận, truyền dữ liệu khẩn và phục hồi lỗi.Giao thức lớp 2 (Multiplexing Class - Lớp dồn kênh) là một cải tiến của lớp 0 cho phép dồn một số liên kết giao vận vào một liên kết mạng duy nhất, đồng thời có thể kiểm soát luồng dữ liệu để tránh tắc nghẽn. GT không có khả năng phát hiện và phục hồi lỗi. Do vậy nó cần đặt trên một nền tin cậy loại A.
Giao thức lớp3 (Error Recovery and MultiplexingClass- Lớp phục hồi lớp cơ bản và dồn kênh) là sự mở rộng giao thức lớp 2 với khả năng phát hiện, phục hồi lỗi và truyền lại dữ liệu theo "time-out", nó cần đặt trên nền
mạng loại B.
Giao thức lớp 4 (Error Detection and RecoveryClass -Lớp phát hiện và phục hồi lỗi) có hầu hết các chức năng của các lớp trước và còn bổ sung thêm một số khả năng khác để kiểm soát việc truyền dữ liệu.
VD : TCP ,ARN ,RARP ,SPX ,NWLink ,NetBIOS/NetBEIU ...
-Dịch vụ : 2 dạng dịch vụ
+ Hướng liên kết
+ Không liên kết
Tại các điểm truy nhập dịch vụ tầng giao vận cung cấp các tham số của
chất lượng dịch vụ để tầng trên có thể chỉ định loại dịch vụ mong muốn.
e.Tầng phiên :
-Nhiệm vụ :Thiết lập, duy trì, đồng bộ hóa và hủy bỏ các phiên truyền thông (hội thoại) giữa các ứng dụng.
-Giao thức :Được sử dụng trong một số trường hợp:
+Cần kết hợp dữ liệu từ nhiều luồng dữ liệu
+Cần có sự đồng bộ dữ liệu
+Việc kết hợp, đồng bộ trong suốt với người sử dụng
+NetBIOS Names Pipes, Mail Slots, RPC
-Dịch vụ :
+Thiết lập một liên kết với một SS-User khác, trao đổi dữ liệu với người sử dụng đó một cách đồng bộ, và hủy bỏ liên kết một cách có trật tự khi không dùng đến nữa.
+Thiết lập các điểm đồng bộ hóa trong các hội thoại và khi xẩy ra sự cố có thể khôi phục lại việc hội thoại bắt đầu từ một điểm đồng bộ hóa đã thỏa
thuận.
+Thương lượng hóa về việc dùng các thẻ bài (token) để trao đổi dữ liệu, đồng bộ hóa và hủy bỏ liên kết, sắp xếp phương thức trao đổi dữ liệu
f.Tầng trình diễn :
-Nhiệm vụ :
+Cung cấp một dạng biểu diễn dữ liệu chung và chịu trách nhiệm chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung đó và ngược lại.
+Hỗ trợ việc sử dụng kỹ thuật mã hóa và nén dữ liệu.
-Dịch vụ : mã hoá ,nén dữ liệu ,giải mã ,giải nén .
-Giao thức :giao thức tầng trình diễn đc gói luôn trong các giao thức tầng ứng dụng
g.Tầng ứng dụng :
-Nhiệm vụ :cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập
được vào môi trường mạng.
-Dịch vụ :Không cung cấp các dịch vụ cho một tầng trên giống như các
tầng khác mà cung cấp các dịch vụ cho các tiến trình của các ứng dụng trong tầng.
-Giao thức :
+Các giao thức bao quát tất cả các mục đích truy nhập mạng của ứng dụng của người sử dụng như truyền file, duyệt web,đọc thư,...
+DNS; FTP; TFTP; BOOTP; SNMP;RLOGIN; SMTP;MIME; NFS; FINGER; TELNET; NCP; APPC; AFP;SMB
Câu 4 :Trình bày chức năng hoạt động, tầng hoạt động (Trong mô hình OSI) của các thiết bị mạng Repeater, Bridge, Router?
a.Reapeater :
-Chức năng hoạt động : cap trong mạng LAN là giới hạn vì tún hiệu bị suy yếu trên đường truyền .Repeater có chức năng khuếch đại tín hiệu vật lý giúp tín hiệu vật lý có thể truyền đi xa hơn giới hạn .Không có quá 4 Repeater giữa các host trong một mạng LAN .
- Tầng hoạt động :tầng vật lý
b.Bridge :
-Chức năng hoạt động :được sử dụng đề ghép nối các phần mạng con đề tạo thành một mạng LAN duy nhất (mở rộng phạm vi địa lý, giảm lưu lượng LAN) .Khi Bridge nhận một frame từ một phần mạng con, nó dò địa chỉ MAC với bảng để đưa ra một quyết định liên quan tới việc có chuyển hay không chuyển frame này tới các phần mạng con kế tiếp của mạng.
+Cùng mạng con: không chuyển
+Khác mạng con:
Biết địa chỉ MAC đích : chuyển frame tới phần mạng con chứa địa chỉ
MAC đích
Không biết địa chỉ MAC đích: chuyển frame tới tất cả các phần mạng
con khác
-Tầng hoạt động : tầng liên kết dữ liệu
c.Router :
-Chức năng hoạt động :định tuyến(chọn đường ,chuyển tiếp) các gói tín trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng .Gói tin chưa địa chỉ(IP) .Router có thể kết nối các loại mạng khác nhau thành liên mạng .
-Tầng hoạt động : tầng Network
Câu 5 :Tại sao cần phân tầng trong mô hình tham chiếu OSI? Nêu chức năng cơ bản của từng phần?
a.Cần phân tầng trong mô hình tham chiếu OSI là để chia các tác vụ trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính thành các tác vụ nhỏ hơn nhằm giảm độ phức tạp của thiết kế và cài đặt mạng .Đồng thời tạo sự dễ dàng trong quản lý .Mỗi tác vụ này đi kèm với một số giao thức và đc gọi là tầng .
b.Các chức năng cơ bản của tầng phần :
-Tầng vật lý :là tầng dưới cùng của mô hình OSI ,tương ứng với các phần cứng mạng cơ bản có chức năng truyền chuỗi các bit 0,1 trên đường truyền vật lý .Tần vật lý chỉ làm việc với tín hiệu và môi trường truyền .
-Tầng liên kết dữ liệu :có chức năng đảm bảo việc truyền tải dữ liệu một cách tin cậy giữa hai hệ thống có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau Đối với tầng Mạng việc truyền dữ liệu giữa 2 tầng vật lý coi như ko có lỗi. Bao gồm :tạo khung dữ liệu(frame) ,đồng bộ hoá ,kiểm soát lỗi ,kiểm soát luồng dữ liệu .
-Tầng mạng :có chức năng kết nối các mạng với nhau .
-Tầng giao vận có chức năng :
+Thiết lập, duy trì và huỷ bỏ việc truyền dữ liệu giữa hai nút mạng.
+Thực hiện việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu đảm bảo dữ liệu
truyền giống hệt dữ liệu nhận.
+Nhận dữ liệu từ tầng phiên và phân đoạn dữ liệu.
-Tầng phiên :có chức năng thiết lập, duy trì, đồng bộ hóa và hủy bỏ các phiên truyền thông (hội thoại) giữa các ứng dụng.
-Tầng ứng dụng :có chức năng cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường mạng.
Câu 6 :Nhiệm vụ, cấu trúc gói tin (Giải thích từng trường hợp của cấu trúc) của giao thức TCP trong mô hình TCP/IP?
a.Nhiệm vụ :
-Là giao thức điều kiện đường truyền
-TCP là tầng trung gian giữa tầng giao thức bên dưới và 1 ứng dụng bên trên trong bộ giao thức TCP/IP
-TCP cung cấp các kết nối đáng tín cậy ,làm cho các ứng dụng có thể liên lạc trog suốt với nhau
-TCP làm nhiệm vụ của tầng giao vận trong mô hình OSI đơn giản của các mạng máy tính .
-Sử dụng TCP ,các ứng dụng trên máy tính có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin
-TCP hỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến nhất trên internet và các ứng dụng kết quả ,trong đó có WWW ,thư điện tử ...
b.Cấu trúc gói tin :
-Soure nguồn :port nguồn
-Destination :port đích
-Sequence number :số tuần tự (để sắp xếp các gói tin theo đúng trật tự của nó)
-Acknowlegment number (ACK số) : số thứ tự của Packet mà bên nhận đang chờ đợi
-Header length :chiều dài của gói tin
-Reserved :trả về 0
-Code bit : các cờ điều khiển
-Windows :kích thước tối đa mà bên nhận có thể nhận được
-Checksum :máy sẽ dùng 16 bit này để kiểm tra dữ liệu trong gói tin có chính xác hay không
-Data :dữ liệu trong gói tin
Câu 7 :Trình bày sự hình thành, phát triển và kiến trúc của họ giao thức TCP/IP?
a.Sự hình thành và phát triển :
-TCP/IP (Transmission control protocol/Internet protocol) là bộ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp bộ truyền thông liên mạng .
-TCP/IP được phát triển từ đầu thời kì của Internet ,được đề xuất bởi Vinton G.Cerf và Robert E.Kahn (Mỹ),1974
-Mô hình TCP/IP được thiết kế dựa trên họ giao thức TCP/IP
b.Kiến trúc :gồm có 4 tầng
-Tầng ứng dụng (Application layer) :Các giao thức định tuyến như BGP và RIP, vì một số lý do, chạy trên TCP và UDP - theo thứ tự từng cặp: BGP dùng TCP, RIP dùng UDP - còn có thể được coi là một phần của tầng ứng dụng hoặc tầng mạng.
-Tầng giao vận (Transport layer) :Các giao thức định tuyến như OSPF (tuyến ngắn nhất được chọn đầu tiên), chạy trên IP, cũng có thể được coi là một phần của tầng giao vận, hoặc tầng mạng. ICMP (Internet control message protocol| - tạm dịch là Giao thức điều khiển thông điệp Internet) và IGMP (Internet group management protocol - tạm dịch là Giao thức quản lý nhóm Internet) chạy trên IP, có thể được coi là một phần của tầng mạng.
-Tầng Internet :ARP (Address Resolution Protocol -Giao thức tìm địa chỉ) và RARP (Reverse Address Resolution Protocol -Giao thức tìm địa chỉ ngược lại) hoạt động ở bên dưới IP nhưng ở trên giao tiếp mạng(link layer), vậy có thể nói là nó nằm ở khoảng trung gian giữa hai tầng.
-Tầng giao tiếp mạng (Network interface layer) :phương pháp được sử dụng để chuyển các gói tin từ tầng mạng tới các máy chủ (host) khác nhau - không hẳn là một phần của bộ giao thức TCP/IP, vì giao thức IP có thể chạy trên nhiều tầng liên kết khác nhau
Câu 8 :Trình bày vắn tắt về các giao thức ARP, RARP, ICMP?
a.ARP :
-Trong mạng ,2 mạng có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau
-Cần phải tìm đc ánh xạ giữa địa chỉ IP(32bits) và địa chỉ vật lý của một trạm
-ARP đc dùng để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP cần thiết :
+Duy trì một bản ghi địa chỉ IP-địa chỉ vật lý trong một máy(ARP request)
+Gửi 1 gói dữ liệu quảng bá trên cùng mạng LAN nếu ko tìm thấy cặp địa chỉ IP-địa chỉ vật lý .Máy nào có địa chỉ IP tương ứng sẽ gửi trả lại thông tin về địa chỉ vật lý
+Máy tính gửi trong địa chỉ nội bộ mạng :dùng địa chỉ vật lý của máy nhận
+Máy tính gửi cho máy ngoài mạng :dùng địa chỉ vật lý của Router .
b.RARP : được dùng để tìm địa chỉ IP từ địa chỉ vật lý
+Máy cần biết địa chỉ IP sẽ gửi 1 gói dữ liệu quảng bá trong mạng
+RARP server sẽ trả lại thông báo chưa địa chỉ IP của máy đó
c.ICMP :
-Truyền các thông báo điều khiển giữa các gateway hoặc một nút của liên mạng
-Các lỗi :
+Gói tin ko thể tới đích
+Router ko đủ bộ nhớ đệm để lưu ,chuyển một gói tin IP
-Một thông báo ICMP đc tạo và chuyển cho IP
Câu 9 :Trình bày phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức Token Passing?
-Dùng trong mạng dạng vòng, tuyến
-Phương thức:
+ Một "thẻ bài"-Token luân chuyển lần lượt qua từng nút mạng
+ Nút nào giữ thẻ bài sẽ được truyền dữ liệu
+Gửi xong phải chuyển thẻ bài đi
- Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi
+Trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻ bài thành bận
+Nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu
-Trạm đích sau khi nhận khung dữ liệu này, sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận
-Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã được nhận đúng, đổi bit bận thành rỗi và truyền thẻ bài đi
-Vì thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín và chỉ có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xảy ra, do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi
-Trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề :
+Mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa.
+Hai là, một thẻ bài bận lưu chuyển dừng trên vòng.
Câu 10 :So sánh hai thiết bị mạng là Bridge và Repeater?
-Bridge mềm dẻo hơn Repeater :Repeater chuyển đi tất cả các tín hiệu nhận được. Bridge có chọn lọc và chỉ chuyển đi các tín hiệu có đích ở phần mạng phía bên kia
-Bridge thường đòi hỏi người QTM phải cấu hình bảng địa chỉ, nhưng bridge thế hệ mới cập nhật tự động bảng địa chỉ khi thêm hay bớt thiết bị.
-Repeater hoạt động ở tầng 1, Bridge hoạt động ở tầng 2
Câu 11 :Nêu các lợi ích và ứng dụng của công nghệ ADSL?
a.Lợi ích :
-Kết nối liên tục ,chất lượng ổn định .
-Tốc độ truy nhập cao:
+Download :1.5-8 Mbps ,nhanh hơn dial-up 140 lần
+Upload :64-640Kbps
-Truy nhập internet và sử dụng điện thoại một cách đồng thời
b.Ứng dụng :
+Truy nhập internet tốc độ cao
+Hội nghị truyền hình
+Video theo yêu cầu
+Truyền hình trực tuyến
+Kết nối mạng WAN
Câu 12 :Nêu cấu trúc mạng Ethernet .So sánh kiến trúc của Ethernet và OSI?
a.Các thành phần
*Nút mạng:
-Các thiết bị mạng đầu cuối: nguồn và đích của dữ liệu : PC, máy trạm, máy chủ tệp, máy chủ in ấn
-Các thiết bị trung chuyển dữ liệu: thiết bị trung gian trung chuyển fame: repeater, hub, router, Modem
*Các thiết bị kết nối:dùng để kết nối các máy tính trong mạng và giữa các máy tính với các thiết bị trung chuyển: transceiver, cáp mạng UTP, STP, cáp quang ....
b. Topology :
Topo mạng
- Mạng dạng bus từng phổ biến trước đây: trong phân đoạn mạng, các nút chia sẻ cùng 1 đường trục, các phân đoạn mạng được nối với nhau qua các thiết bị lặp và khuyếch đại tín hiệu .
-Mạng hình sao( chủ yếu được dùng ngày nay) .Một bộ chuyển mạch trung tâm với nhiều cổng Ethernet( thường là switch) .Bộ chuyển mạch có thể tạo liên kết độc lập cho 2 nút mạng bất kỳ, không xung đột, không giao thức đa truy cập
c.Các tầng chính :
Ethernet làm việc tại lớp thứ hai trong mô hình OSI (OSI Layers 2) tức tầng data link. Trong tầng data link được chia làm hai tầng chính đó là MAC và MAC client.
các tầng trong ethernet
-Nhiệm vụ tầng MAC:
+Đóng gói dữ liệu, bao gồm việc thiết lập các frame dữ liệu trước khi truyền và kiểm tra lỗi trong quá trình nhận tin.
+Khởi động quá trình truyền dữ liệu và khôi phục nếu việc truyền bị lỗi
- Tầng MAC client: tùy thuộc vào các đối tượng tầng này có những chức năng và tên gọi khác nhau
+DTE: tâng này cung cấp giao diện giữa các tâng trên với tầng MAC ở dưới, nó thường được gọi là tầng logical Link Control (802.1)
+DCE: tầng này cung cấp để các mạng LAN có thể trao đổi thông tin, các mạng LAN sử dụng công nghệ truy cập đường truyền khác nhau có thể trao đổi thông tin với nhau, nó thường được gọi là các thực thể cầu ( Bridge Entites)
d.Cấu trúc địa chỉ :
-Mỗi giao tiếp mạng ethernet được định danh duy nhất bởi địa chỉ MAC 48 bít(6octet). Địa chỉ này được ấn định khi sản xuất thiết bị.
-Địa chỉ MAC được biểu diễn bởi các chữ số hệ hexa(hệ cơ số 16)
Ví dụ: 00:16:2F:3A:07:BC
+3 octet đầu xác định hãng sản xuất, chịu sự quản lý của tổ chức IEEE .
Ví dụ: 00:60:2F CISCO
+3 octet sau do nhà sản xuất ấn định để phân biệt bản thân các thiết bị
-Địa chỉ MAC duy nhất cho 1 giao diện giao tiếp mạng Ethernet. Địa chỉ MAC được sử dụng làm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích trong frame của Ethernet
-Giao thức ARP dùng để xác định xem với một IP là 1.2.3.4 thì gói tin nên được gửi ra
ngoài với địa chỉ MAC nào.
-Giao thức RARP dùng để xác định IP của một máy khi biết địa chỉ MAC.
Application
Presentation
Transport
Network
Data link
Physical
So sánh với OSI Ethernet làm việc tại lớp thứ hai trong mô hình OSI (OSI Layers 2) tức tầng data link. Trong tầng data link được chia làm hai tầng chính đó là MAC và MAC client.
Upper- layer
Protocol
Mac - client
Media access control(MAC)
Physical (PHY)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top